Nhà Gỗ Truyền Thống

Nhà Gỗ Truyền Thống

VTV.vn- Tuy là nơi tập trung nhiều làng nghề nhưng mỗi gia đình có cách làm riêng. Điều này đã tạo nên sức sống cho làng nghề, góp phần giữ gìn ngành nghề truyền thống ở Bình Định.

VTV.vn- Tuy là nơi tập trung nhiều làng nghề nhưng mỗi gia đình có cách làm riêng. Điều này đã tạo nên sức sống cho làng nghề, góp phần giữ gìn ngành nghề truyền thống ở Bình Định.

Sản phẩm làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp

Sản phẩm gỗ của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp mắt và tinh xảo. Để có được thành công này, phải kể đến khâu chuẩn bị nguyên liệu.

Gỗ để sản xuất đồ mỹ nghệ ở đây phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền và bóng đẹp.

Tuy nhiên, ngày nay nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, để đảm bảo được chất lượng của đồ mỹ nghệ thì phải chấp nhận mua nguyên liệu với giá tương đối cao.

Sản phẩm mỹ nghệ Nhạn Tháp không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định.

Thể hiện qua hình dáng sản phẩm và các họa tiết được chạm khắc trên đó. Sản phẩm chủ lực là lục bình các kiểu, đủ kích cỡ, được khảm ốc trai, khảm ốc xà cừ (lục bình nhỏ) hoặc đục, chạm, lộng bông hoa, muông thú (lục bình lớn).

Đến nay, làng nghề có 6 cơ sở chuyên khảm xà cừ và trên 100 cơ sở tiện gỗ vệ tinh.

Nhìn chung, làng nghề còn lại tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp có nhiều cơ sở sản xuất khá hiện đại, đã sử dụng đặt động cơ điện cho các khuôn tiện gỗ đạp chân, cưa xẻ gỗ sơ chế, chạm khảm gỗ sơ chế bằng máy thay cho cưa tay, đục tay nên chất lượng sản phẩm đều đẹp hơn, năng suất tăng cao, giá thành sản phẩm thấp hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Hòa mình vào các sinh hoạt của làng nghề

Bên cạnh việc phát triển sản xuất, làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Bình Định.

Đến với làng nghề, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra những sản phẩm từ gỗ và những món quà lưu niệm mà hàng ngày chúng ta chỉ được thấy bày bán tại các cửa hàng.

Không khí sản xuất nơi đây luôn nhộn nhịp, cho thấy sức sống và tình yêu nghề của các nghệ nhân.

Du khách khi đến thăm xưởng sản xuất sẽ được người dân tiếp đón nhiệt tình bằng các câu chuyện xa xưa và hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn sản xuất để tạo ra một sản phẩm.

Việc kết hợp du lịch với phát triển làng nghề vừa là cơ hội quảng bá sản phẩm, vừa để phát triển các loại hình dịch vụ ở địa phương, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, hiện nay, nhìn tổng quan “bức tranh” du lịch ở Nhạn Tháp còn thiếu hấp dẫn, dịch vụ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và giao thông chưa đáp ứng nhu cầu.

Do đó, rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng để làng mỹ nghệ Nhạn Tháp ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu cho người dân.

Chiêm ngưỡng sản phẩm làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp

Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề nơi đây với trên 50 sản phẩm gỗ mỹ nghệ các loại: từ gạt tàn thuốc, ống đựng tăm…, đến lọ hoa trang trí, đồ thờ cúng, tượng phật, tranh treo tường…

Đến với làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (tỉnh Bình Định), du khách được tìm hiểu về nghề tiện gỗ truyền thống cùng những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, khám phá một vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa với con người bình dị, chất phác nhưng có đôi tay vô cùng nghệ thuật, tài hoa.

Nếu bạn cũng yêu thích tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc thì hãy một lần đến mảnh đất Bình Định để trải nghiệm không khí ở Nhạn Tháp và nhiều làng nghề truyền thống khác nhé.

Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những thông tin mới trong cuộc sống hàng ngày cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp!

Vài nét về làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp

Tiện gỗ mỹ nghệ là làng nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.

Đây vừa là một địa danh sản xuất đồ mỹ nghệ nổi tiếng, vừa là một điểm du lịch thú vị được nhiều du khách khám phá khi đến Bình Định.

Nếu đi theo đường Quốc lộ 1 xuôi ngược Bắc – Nam, từ phường Đập Đá, thị xã An Nhơn rẽ về hướng Tây chừng cây số là đã đến xã Nhơn Hậu. Ở đây ngoài làng nghề tiện Nhạn Tháp còn có những xưởng nghề gốm, rèn hoạt động.

Chùa Nhạn Sơn – Nhạn Tháp, Nhơn Hậu, Bình Định. (ảnh: internet)

Càng về gần làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp, người ta càng nghe rõ tiếng mài, đục, đẽo gỗ đặc trưng của những người nghệ nhân.

Bên cạnh những xưởng sản xuất còn có rất nhiều cửa hàng bày bán đồ gỗ mỹ nghệ cho du khách chiêm ngưỡng và chọn mua cho mình những món đồ ưng ý.

Làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp là nghề truyền thống có cách đây hàng mấy trăm năm ở tỉnh Bình Định nhưng không ai nhớ rõ lịch sử hình thành từ khi nào. Các cụ lớn tuổi trong làng chỉ kể lại rằng, xưa kia làng nghề chủ yếu chỉ làm các đồ thờ tự và các đồ dùng trong gia đình.

Nhưng vì các sản phẩm làm ra đẹp và tinh xảo, giá cả lại rẻ hơn so với các làng nghề ở nhiều địa phương khác, nên sản phẩm của làng tiện gỗ Nhạn Tháp được khách hàng yêu thích.

Đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp và tinh xảo. (ảnh: internet)

Từ đó, làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp đẩy mạnh phát triển và bán các sản phẩm ra ngoài thị trường. Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, một số người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường bằng cách rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà…

Bằng những chuyến đi đó, họ tìm đến các làng nghề cẩn xà cừ, làng nghề chạm gỗ lớn ở miền Bắc để học nghề như: làng nghề La Xuyên – Nam Định, Chàng Sơn – Thạch Thất, Phú Xuyên – Thường Tín – Hà Nội, Đồng Kỵ – Bắc Ninh…

Cũng từ đây, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp phát triển thêm gia công chạm, khảm xà cừ tinh xảo.

Sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp ngày càng đa dạng, phong phú. (ảnh: internet)

Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Chính quyền, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp ngày càng phát triển, các sản phẩm làm ra ngày càng chất lượng hơn.

Thị trường tiêu thụ của Nhạn Tháp không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn thông qua các kênh phân phối là hệ thống bán hàng lưu niệm, các đại lý đồ mỹ nghệ và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đến thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông,..

CÁC KIỂU NHÀ TRUYỀN THỐNG Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bản sắc dân tộc hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Ở những vùng lãnh thổ với khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc Trung Quốc lại xuất hiện những kiểu nhà bản địa truyền thống khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu nhà truyền thống ở Trung Quốc.

Tứ hợp viện là kiểu nhà khép kín có nhiều thế hệ trong gia đình cùng chung sống. Tứ hợp viện bao gồm những căn nhà được tạo bởi bốn gian nhà chữ nhật, bố trí thành hình vuông tạo thành các sân trong. Tứ hợp viện ngăn cách với bên ngoài, tất cả cửa sổ đều mở về hướng sân viện, đây là biện pháp tốt để ứng phó với bão cát lớn tại Bắc Kinh. Tứ hợp viện Khi nhìn trên nhìn xuống, tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn do 4 cái hộp nhỏ tạo thành. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông ngay ngắn. Mái nhà được thiết kế nhô ra ngoài để tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian và làm tinh thần con người trở nên thoải mái. Tứ hợp viện ở Bắc Kinh Tứ hợp viện đã trở thành công trình tiêu biểu cho kiến trúc Bắc Kinh.

Thổ Lâu là những ngôi nhà khổng lồ của các dân tộc vùng Phúc Kiến, xây dựng từ thế kỷ 12 đến 19. Mục đích xây dựng ban đầu là để chống lại nạn cướp bóc và tấn công của các thế lực bên ngoài. Các thổ lâu đa phần được xây theo dạng hình vuông hoặc hình tròn. Những bức tường bọc bên ngoài được làm bằng cách nén đất với hỗn hợp đá, tre, nứa, xà gỗ.. dày tới gần 2m. Cổng của thổ lâu là điểm trọng yếu nhất nên gia cố bằng đá và sắt. Thổ lâu có dạng hình vuông hoặc tròn Mỗi thổ lâu chỉ có một lối vào duy nhất và không có cửa sổ. Thổ lâu được xây từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Ở giữa thổ lâu là một khoảng sân, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. Mỗi nhà cấu trúc dạng này có sức chứa lên đến 800 người. Kiến trúc của các thổ lâu nhìn từ ngoài vào thì khá đơn giản, nhưng bên trong lại được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Hệ thống thổ lâu được xây dựng có khả năng chống động đất tốt và căn phòng trong các thổ lâu đều thông gió tốt và đủ ánh sáng. Bên trong Thổ Lâu Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ, nhưng các thổ lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài bảo vệ cư dân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thếgiới.

Diêu động là những ngôi nhà trong hang, được xây dựng từ đất lấy từ sườn đồi. Mỗi hang thường dài 6-8m, rộng 3m và cao 3m. Vì những bức tường dày của hang động nên ngôi nhà tránh được sự khắc nghiệt của khí hậu địa phương. Các phòng được kết nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Ở mỗi tình, diêu động sẽ có hình dáng khác nhau tùy vào vị trí địa lý tại nơi đó. Những ngôi nhà truyền thống này được xem là một ví dụ về thiết kế bền vững. Diêu động – những ngôi nhà trong hang

Thạch Khố Môn là một kiểu kiến trúc đặc trưng của người dân Thượng Hải. Nhà thạch khố môn được xây từ vật liệu gỗ và gạch. Các ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ và có độ cao không quá 3 tầng, được xây liền kề nhau tạo thành các dãy nhà. Có thể dễ nhận ra các khu Thạch Khố Môn ở những chi tiết trên cửa, những hoa văn gợi lại những ký ức về kỷ nguyên nhạc Jazz vàng son của Thượng Hải. Thạch Khố Môn – kiểu kiến trúc điển hình ở Thượng Hải[:]