Các Doanh Nghiệp Thực Phẩm Ở Việt Nam

Các Doanh Nghiệp Thực Phẩm Ở Việt Nam

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay?

Trong số các loại hình doanh nghiệp kể trên, hiện nay phổ biến nhất là công ty TNHH và công ty cổ phần, lý do như sau:

- Đây đều là những loại hình doanh nghiệp mà cổ đông (đối với công ty cổ phần) và chủ sở hữu (đối với công ty TNHH) chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vốn của mình về các nghĩa vụ của công ty; không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình như đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân;

- Được phát hành trái phiếu  và được phát hành cả trái phiếu cũng như cổ phần (nếu là công ty cổ phần) nên dễ dàng trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh…. Trên đây là thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng như có băn khoăn về hoạt động của các loại hình doanh nghiệp này, vui lòng gọi ngay cho LuatVietnam theo số: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Sáng 30/5, Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul 2023 (Seoul Food 2023) khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc, do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) chủ trì. Gian hàng của Việt Nam trong triển lãm có 24 doanh nghiệp tham dự.

Triển lãm được tổ chức hàng năm và là một trong những sự kiện chuyên ngành thực phẩm nổi tiếng hàng đầu của Châu Á. Seoul Food 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 30/5 - 2/6.

Năm nay, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức đoàn 24 doanh nghiệp tham dự triển lãm nhằm xây dựng và duy trì thương hiệu quốc gia cho ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam tại một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là Hàn Quốc.

Khu gian hàng Việt Nam tại Saoul Food 2023, với diện tích 180m2, là một trong những khu gian hàng quốc gia có quy mô lớn, trưng bày các mặt hàng gồm thực phẩm chế biến, rau, củ, quả (đóng hộp, đông lạnh, nước ép trái cây), các loại hạt, gia vị, gạo, các sản phẩm từ gạo, bánh kẹo...

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng nhận định, đây là cơ hội để doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm bạn hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh tình hình mới.

Ngay trong ngày khai mạc triển lãm, khu gian hàng Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu trong đó có nhiều khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp tiến tới ký kết hợp đồng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD. Hiện nhu cầu nhập khẩu nông, thuỷ sản, thực phẩm chế biến của Hàn Quốc từ thế giới hiện khá lớn, trong đó các nhà nhập khẩu nước này muốn tìm kiếm thêm các nhà cung ứng chất lượng từ Việt Nam. Vì vậy, việc tham gia Seoul Food 2023 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối hơn nữa với thị trường tiềm năng này.

Với tổng diện tích mặt bằng là 76.121 m2, mỗi kỳ Triển lãm Seoul Food thu hút khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia trưng bày với gần 2.500 gian hàng, đón hơn 50.000 lượt khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tới tham quan và làm việc tại triển lãm.

Đây là một cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống của Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận không chỉ thị trường Hàn Quốc mà còn cả với các quốc gia khác trên thế giới. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận thành công thị trường Hàn Quốc thông qua triển lãm này.

Với hơn 100 triệu người tiêu dùng, Việt Nam là thị trường tiềm năng và đang phát triển đáng kể cho các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực thực

Với hơn 100 triệu người tiêu dùng, Việt Nam là thị trường tiềm năng và đang phát triển đáng kể cho các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng và khách sạn.

Đó là nhận định của ông BT Tee, Tổng Giám Đốc Informa Markets Việt Nam, tại cuộc họp báo trước Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về Thực phẩm, Đồ uống, Thiết bị làm bánh, Nhà hàng, Khách sạn và Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam 2023 (Food & Hotel Hanoi 2023), diễn ra vào ngày 24/10. Triển lãm này đem đến cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ để tiếp cận với thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Từ sự kiện này, doanh nghiệp có thể khám phá và tận dụng tiềm năng kinh doanh trong ngành này.

» Đọc thêm: Xuất Khẩu Hạt Tiêu Tăng Mạnh Trong Quý I/2024

CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN XUẤT KHẨU

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.

Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.

Nhờ vào hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Thay vì bị áp thuế 45%, thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn như trước kia.

Trong số các thị trường thành viên EU, gạo Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD) và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.

Từ năm 2020-2022, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực đã chuyển dần sang các mặt hàng từ gỗ và cao su.

Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng từ 2,6 tỷ USD chiếm 16,6% năm 2009 lên 12,372 tỷ USD chiếm 30,03% năm 2020), số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 4 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 – chiếm 79,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Trung Quốc (-0,7%) và Đài Loan (-2,4%).

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), mặt hàng gỗ được đánh giá là ngành hàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Ngành hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu trong năm 2022 đạt chỉ tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, trong đó Bình Dương chiếm khoảng 50% do hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn.

Đầu năm 2022, trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD. Chè và cà phê vẫn giữ vị trí cao trong các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vì lợi thế thiên nhiên và “độ sành” của người Việt Nam khi chế biến và sử dụng cà phê.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD. Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.

Những năm qua, xuất khẩu đồ uống của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới và tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc. Hiện nay, trà vẫn đang là thức uống truyền thống của Trung Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đang có xu hướng tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành phố phát triển.

Qua bài viết trên, Innovative Hub mong rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nắm được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam, những ưu đãi và thế mạnh của mình và nhu cầu của nước bạn để có chiến lược đem sản phẩm của mình ra toàn thế giới.

TÌM HIỂU THÊM: XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Dưới đây là những phân tích về từng loại hình doanh nghiệp, giúp tổ chức, cá nhân lựa chọn thì làm thủ tục thành lập công ty.