Trong lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (PPGDNN) giảng dạy tiếng luôn gắn liền với các trào lưu trong ngôn ngữ học, tâm lí học và sư phạm học. Theo Celce-Murcia (1991) thì PPGDNN luôn dựa vào ba hòn đá tảng: bản chất ngôn ngữ (giảng dạy tiếng và ngôn ngữ học), bản chất người học (giảng dạy tiếng và tâm lí học), và mục đích giảng dạy và học tập (mục đích của cá nhân và nhu cầu xã hội). Phương pháp giảng dạy là phạm trù cơ bản trong giáo học pháp, thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong khoa học sư phạm thì nó là phương thức nhận thức, là cách thức nghiên cứu và giải quyết tình huống. Trong PPGDNN nó có nghĩa hẹp hơn: là mô hình tổng hợp hoá quá trình dạy học dựa trên một trong các hướng tiếp cận cụ thể, điển hình cho các phương hướng cụ thể, có thể là việc sử dụng tài liệu giảng dạy, lựa chọn thủ pháp giảng dạy, phương thức tương tác giữa giáo viên và học viên. Dựa trên khái niệm của Anthony (1963) Richards và Rodgers (1986) nhìn nhận phương pháp như một cái ô bao trùm ba cấp độ: lí thuyết (approach - lối tiếp cận), xử lí (design - thiết kế) và ứng dụng thực tế (procedure - qui trình). Các tác giả trên đã giúp chúng ta định hình được cấu trúc của phương pháp bao gồm vai trò giáo viên và học viên, loại hình chương trình, đặc trưng tổ chức quá trình đào tạo và các ngữ liệu giảng dạy. Trong quá trình phát triển, hơn một thế kỉ qua, ngành PPGDNN được biết đến các phương pháp phổ biến như: Phương pháp dịch-ngữ pháp (Grammar-Translation Method), Phương pháp trực tiếp (Direct Method), Phương pháp nghe khẩu ngữ (Audiolingualism, audiolingual method, mim-mem method), Phương pháp nghe nhìn, còn gọi là phương pháp cấu trúc toàn cầu (Audiovisual Method / Structural-Global Method), Phương pháp giảng dạy tiếng theo tình huống, còn gọi là lối tiếp cận bằng lời (Situational Language Teaching – SLT/ The Oral Approach), Phương pháp/ lối tiếp cận tự nhiên (Natural Method / Natural Approach), và Phương pháp giao tiếp, còn gọi là giảng dạy tiếng giao tiếp (Communicative Method/ Communicative Language Teaching (CLT). Cũng cần bổ sung rằng, về thuật ngữ, các nhà phương pháp học có những cách gọi khác nhau. Chẳng hạn, Celce-Murcia (1991) thì đồng nhất gọi chúng là Lối tiếp cận (LTC), ví dụ, LTC dịch-ngữ pháp, LTC trực tiếp, LTC đọc, LTC nghe ngôn ngữ, LTC Tình huống, LTC nhận thức, LTC hiểu và LTC ảnh hưởng nhân văn trong khi đó Richards và Rodgers (1986) lại dùng cả hai thuật ngữ là phương pháp (Phương pháp dịch ngữ pháp) và lối tiếp cận (LTC giao tiếp,LTC tự nhiên).1. Phương pháp dịch ngữ pháp. Phương pháp này hiểu ngôn ngữ như những hệ thống. Lối tiếp cận của phương pháp này là lối tiếp cận nhận thức trong giảng dạy, trong thời kì đầu (thế kỉ 19), nó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để dạy các ngôn ngữ La-tinh và Hi Lạp, sau này là các thứ tiếng Đức, Pháp, Anh. Mục đích giảng dạy của phương pháp này là để đọc các tác phẩm văn học. Ngoại ngữ được nhìn nhận như một bộ môn giáo dục toàn diện với vai trò chủ đạo là phát triển trí tuệ và tư duy lô gic của người học. Phương pháp này chú trọng vào văn viết. Các hình thức giao tiếp bằng lời thường chỉ dùng với mục đích công cụ giảng dạy. Về ngôn ngữ: phương pháp này tập trung vào việc phân tích câu trong văn bản. Thông qua văn bản đó, học viên có thể học thêm từ vựng và học viên luôn được khuyến khích sử dụng từ điển song ngữ, được học từ mới với nghĩa được dịch sang tiếng mẹ đẻ, các dạng bài tập dịch xuôi, ngược. Thi cử cũng lấy dịch làm trọng tâm. Ngữ pháp được học theo phương pháp diễn dịch và mang tính hệ thống, có sử dụng rộng rãi các qui tắc, đồng thời so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng trong quá trình giảng dạy. Có thể nói học ngoại ngữ bằng phương pháp này, học sinh được nghe giảng giải nhiều về ngoại ngữ, biết nhiều về ngoại ngữ đó. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là học viên được học các tác phẩm văn học nguyên tác, ngữ pháp được học qua tình huống cụ thể, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ giảng dạy và là đối tượng so sánh đối chiếu của học viên. Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ, học viên chủ yếu nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp và chuyên tâm vào dịch nhưng hầu như không dùng được ngoại ngữ để giao tiếp.2. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này là một sự phản ứng tích cực của các nhà giáo dục ngôn ngữ đối với Phương pháp dịch ngữ pháp. Theo Celce-Murcia (1991) thì phương pháp này có những đặc điểm chính như hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp, giáo viên thường là người bản ngữ hoặc có năng lực ngoại ngữ cao, thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại, giáo viên có thể kết hợp giảng dạy các hiện tượng văn hoá theo phương pháp qui nạp, ngữ pháp cũng được giảng giải theo phương pháp này nhưng không chuyên sâu nghiên cứu và phân tích ngữ pháp như ở phương pháp dịch ngữ pháp. Ưu điểm chính của phương pháp này là học viên có nhiều điều kiện tiếp xúc bằng ngoại ngữ. Đồng thời họ cũng có thể ứng dụng được ngôn ngữ đã học vào các giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, người quản lí luôn gặp trở ngại về vấn đề tuyển mộ giáo viên.3.Phương pháp đọc hiểu. Xuất hiện vào những năm 1930 khi hầu hết các cơ sở đào tạo tiếng không có khả năng tuyển mộ những giáo viên đạt yêu cầu. Với phương pháp đọc hiểu, giáo viên không cần phải biết nói giỏi mà chỉ cần có kiến thức từ vựng, ngữ pháp tốt bởi phương pháp này chỉ chú trọng vào kĩ năng đọc. Từ vựng là vấn đề then chốt. Các hiện tượng ngữ pháp chỉ được đề cập nếu trợ giúp quá trình đọc hiểu.4.Phương pháp nghe nói khẩu ngữ.
Trong lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (PPGDNN) giảng dạy tiếng luôn gắn liền với các trào lưu trong ngôn ngữ học, tâm lí học và sư phạm học. Theo Celce-Murcia (1991) thì PPGDNN luôn dựa vào ba hòn đá tảng: bản chất ngôn ngữ (giảng dạy tiếng và ngôn ngữ học), bản chất người học (giảng dạy tiếng và tâm lí học), và mục đích giảng dạy và học tập (mục đích của cá nhân và nhu cầu xã hội). Phương pháp giảng dạy là phạm trù cơ bản trong giáo học pháp, thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong khoa học sư phạm thì nó là phương thức nhận thức, là cách thức nghiên cứu và giải quyết tình huống. Trong PPGDNN nó có nghĩa hẹp hơn: là mô hình tổng hợp hoá quá trình dạy học dựa trên một trong các hướng tiếp cận cụ thể, điển hình cho các phương hướng cụ thể, có thể là việc sử dụng tài liệu giảng dạy, lựa chọn thủ pháp giảng dạy, phương thức tương tác giữa giáo viên và học viên. Dựa trên khái niệm của Anthony (1963) Richards và Rodgers (1986) nhìn nhận phương pháp như một cái ô bao trùm ba cấp độ: lí thuyết (approach - lối tiếp cận), xử lí (design - thiết kế) và ứng dụng thực tế (procedure - qui trình). Các tác giả trên đã giúp chúng ta định hình được cấu trúc của phương pháp bao gồm vai trò giáo viên và học viên, loại hình chương trình, đặc trưng tổ chức quá trình đào tạo và các ngữ liệu giảng dạy. Trong quá trình phát triển, hơn một thế kỉ qua, ngành PPGDNN được biết đến các phương pháp phổ biến như: Phương pháp dịch-ngữ pháp (Grammar-Translation Method), Phương pháp trực tiếp (Direct Method), Phương pháp nghe khẩu ngữ (Audiolingualism, audiolingual method, mim-mem method), Phương pháp nghe nhìn, còn gọi là phương pháp cấu trúc toàn cầu (Audiovisual Method / Structural-Global Method), Phương pháp giảng dạy tiếng theo tình huống, còn gọi là lối tiếp cận bằng lời (Situational Language Teaching – SLT/ The Oral Approach), Phương pháp/ lối tiếp cận tự nhiên (Natural Method / Natural Approach), và Phương pháp giao tiếp, còn gọi là giảng dạy tiếng giao tiếp (Communicative Method/ Communicative Language Teaching (CLT). Cũng cần bổ sung rằng, về thuật ngữ, các nhà phương pháp học có những cách gọi khác nhau. Chẳng hạn, Celce-Murcia (1991) thì đồng nhất gọi chúng là Lối tiếp cận (LTC), ví dụ, LTC dịch-ngữ pháp, LTC trực tiếp, LTC đọc, LTC nghe ngôn ngữ, LTC Tình huống, LTC nhận thức, LTC hiểu và LTC ảnh hưởng nhân văn trong khi đó Richards và Rodgers (1986) lại dùng cả hai thuật ngữ là phương pháp (Phương pháp dịch ngữ pháp) và lối tiếp cận (LTC giao tiếp,LTC tự nhiên).1. Phương pháp dịch ngữ pháp. Phương pháp này hiểu ngôn ngữ như những hệ thống. Lối tiếp cận của phương pháp này là lối tiếp cận nhận thức trong giảng dạy, trong thời kì đầu (thế kỉ 19), nó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để dạy các ngôn ngữ La-tinh và Hi Lạp, sau này là các thứ tiếng Đức, Pháp, Anh. Mục đích giảng dạy của phương pháp này là để đọc các tác phẩm văn học. Ngoại ngữ được nhìn nhận như một bộ môn giáo dục toàn diện với vai trò chủ đạo là phát triển trí tuệ và tư duy lô gic của người học. Phương pháp này chú trọng vào văn viết. Các hình thức giao tiếp bằng lời thường chỉ dùng với mục đích công cụ giảng dạy. Về ngôn ngữ: phương pháp này tập trung vào việc phân tích câu trong văn bản. Thông qua văn bản đó, học viên có thể học thêm từ vựng và học viên luôn được khuyến khích sử dụng từ điển song ngữ, được học từ mới với nghĩa được dịch sang tiếng mẹ đẻ, các dạng bài tập dịch xuôi, ngược. Thi cử cũng lấy dịch làm trọng tâm. Ngữ pháp được học theo phương pháp diễn dịch và mang tính hệ thống, có sử dụng rộng rãi các qui tắc, đồng thời so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng trong quá trình giảng dạy. Có thể nói học ngoại ngữ bằng phương pháp này, học sinh được nghe giảng giải nhiều về ngoại ngữ, biết nhiều về ngoại ngữ đó. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là học viên được học các tác phẩm văn học nguyên tác, ngữ pháp được học qua tình huống cụ thể, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ giảng dạy và là đối tượng so sánh đối chiếu của học viên. Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ, học viên chủ yếu nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp và chuyên tâm vào dịch nhưng hầu như không dùng được ngoại ngữ để giao tiếp.2. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này là một sự phản ứng tích cực của các nhà giáo dục ngôn ngữ đối với Phương pháp dịch ngữ pháp. Theo Celce-Murcia (1991) thì phương pháp này có những đặc điểm chính như hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp, giáo viên thường là người bản ngữ hoặc có năng lực ngoại ngữ cao, thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại, giáo viên có thể kết hợp giảng dạy các hiện tượng văn hoá theo phương pháp qui nạp, ngữ pháp cũng được giảng giải theo phương pháp này nhưng không chuyên sâu nghiên cứu và phân tích ngữ pháp như ở phương pháp dịch ngữ pháp. Ưu điểm chính của phương pháp này là học viên có nhiều điều kiện tiếp xúc bằng ngoại ngữ. Đồng thời họ cũng có thể ứng dụng được ngôn ngữ đã học vào các giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, người quản lí luôn gặp trở ngại về vấn đề tuyển mộ giáo viên.3.Phương pháp đọc hiểu. Xuất hiện vào những năm 1930 khi hầu hết các cơ sở đào tạo tiếng không có khả năng tuyển mộ những giáo viên đạt yêu cầu. Với phương pháp đọc hiểu, giáo viên không cần phải biết nói giỏi mà chỉ cần có kiến thức từ vựng, ngữ pháp tốt bởi phương pháp này chỉ chú trọng vào kĩ năng đọc. Từ vựng là vấn đề then chốt. Các hiện tượng ngữ pháp chỉ được đề cập nếu trợ giúp quá trình đọc hiểu.4.Phương pháp nghe nói khẩu ngữ.
Với học viên trình độ tiếng Anh thấp, phương pháp Linearthinking giúp họ dễ dàng hiểu và nắm vững kiến thức ngôn ngữ. Học viên được giảng dạy một cách chi tiết và rõ ràng từng kỹ năng, giúp họ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách chắc chắn và hiệu quả.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp học viên xây dựng được nền tảng ngôn ngữ vững chắc, chuẩn bị tốt cho việc học tiếp các kỹ năng ngôn ngữ phức tạp hơn ở những cấp độ cao hơn.
Hai phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả là tư duy tuyến tính và phương pháp dạy tiếng Anh thông qua các tình huống (CLT). Tuy nhiên,có những điểm khác biệt cơ bản như sau: phương pháp linearthinking vào việc giảng dạy theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp và học ngôn ngữ thông qua quá trình tiếp xúc tự nhiên. Trong khi đó, phương pháp CLT tập trung vào việc giúp người học giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh thông qua việc sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế.
Nhìn chung, cả phương pháp Linearthinking và phương pháp CLT đều là những phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của người học mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.
Với học viên trình độ tiếng Anh tốt, phương pháp Linearthinking giúp họ kiểm soát được kiến thức và áp dụng chúng vào thực tế một cách hiệu quả. Học viên có thể sử dụng phương pháp này để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt trong việc tổng hợp và sắp xếp thông tin một cách logic.
Phương pháp Linearthinking là phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo hướng tuyến tính. Đây là một phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu và giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức. Các kỹ năng ngôn ngữ như ngữ pháp, từ vựng, phát âm sẽ được giảng dạy một cách từng bước, tuần tự và có hệ thống.
Mục đích của phương pháp này là giúp học viên nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách chắc chắn và hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp giúp học viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức tiếng Anh mới và áp dụng chúng vào thực tế.