Hoãn Xây Cầu Tứ Liên Hà Nội Mới Nhất Hôm Nay

Hoãn Xây Cầu Tứ Liên Hà Nội Mới Nhất Hôm Nay

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Dự kiến khởi công cầu Thượng Cát vào dịp 10.10

Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).

9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Thăng Long mới, Ngọc Hồi, Phú Xuyên.

Phối cảnh phương án kiến trúc cầu Thượng Cát

Hà Nội dự kiến trong giai đoạn từ năm 2024 - 2027 sẽ khởi công, hoàn thành 6 cây cầu nối 2 bờ sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Vân Phúc.

Trong đó, cầu Thượng Cát dự kiến khởi công vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng thủ đô (ngày 10.10.2024). Cầu này có tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỉ đồng.

Cầu Thượng Cát sẽ tiếp nối tuyến đường Vành đai 3,5, kết nối các khu vực Q.Bắc Từ Liêm với H.Đông Anh, để phát triển vùng tây bắc thủ đô đang cần bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị.

Đảm bảo các dự án xây dựng cầu khả thi, hiệu qủa, sớm triển khai đầu tư xây dựng

Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa thông báo Kết luận của Chủ tịch Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cụ thể, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất kết luận, chỉ đạo như sau:

Thống nhất về chủ trương đầu tư một số cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, giao nhiệm vụ các đơn vị như sau:

Thống nhất về chủ trương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên bằng vốn đầu tư công (đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đoạn đường từ cầu Tứ Liên đến đường Trường Sa nghiên cứu theo theo hướng hợp đồng EPC).

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn làm việc với Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc và Tập đoàn Vingroup - Công ty CP để trao đổi, thống nhất phương án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đảm bảo đảm bảo khả thi, hiệu qủa, sớm triển khai đầu tư xây dựng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xem xét Tờ trình về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư, tham mưu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 01/2025; tham mưu, đề xuất phương án bố trí vốn đầu tư công thực hiện Dự án đầu tư.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo và đường hai đầu cầu: Thống nhất về chủ trương thực hiện Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công. Giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư, trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt theo đúng quy trình, quy định; báo cáo UBND Thành phố trong tháng 2/2025.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu: Thống nhất về chủ trương thực hiện Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công (nguồn vốn của thành phố Hà Nội, của tỉnh Hưng Yên và vốn hỗ trợ của Trung ương theo quy định).

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tham mưu, để xuất UBND Thành phố việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu chính qua sông Hồng, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 12/2024.

Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xem xét Tờ trình về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư, tham mưu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 01/2025; tham mưu, đề xuất phương án bố trí vốn đầu tư công thực hiện Dự án đầu tư.

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là một trong những dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông tại Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Cầu có kiến trúc dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội.

Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Đây sẽ là cây cầu thứ 7 nối trung tâm thành phố và các quận, huyện bên kia sông Hồng, cũng là cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội.

Trong khi đó, cầu Trần Hưng Đạo được kết nối từ nút giao thông Cổ Linh - Xuân Quan đi qua sông Hồng bắc thẳng vào trục đường Trần Hưng Đạo trong nội đô. Cầu Ngọc Hồi có điểm đầu Thanh Trì, điểm cuối tại Văn Đức (huyện Gia Lâm).

Việc sớm triển khai đầu tư xây dựng cầu mới được đánh giá sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho các cây cầu khác bắc qua sông Hồng, đồng thời hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế.

Ngày 11/1, Công ty CP Vinhomes khởi công dự án nhà ở xã hội (NOXH) Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, tỉnh ...

Ngày 30/8/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự lễ khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện ...

Tập đoàn Vingroup cho biết đang nỗ lực để hoàn thành việc xây dựng Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia vào ...