Năm 2022, 2023 xuất ngũ vào ngày nào? Chế độ xuất ngũ 2023 như thế nào? Tôi có đứa em họ nhập ngũ từ năm 2021, không rõ có thể xuất ngũ trong năm 2022 hay 2023 không? Nếu như tôi nhập ngũ năm 2023 thì thời gian tôi đi nghĩa vụ quân sự sẽ là bao lâu? (Kim Khánh - Đồng Tháp)
Năm 2022, 2023 xuất ngũ vào ngày nào? Chế độ xuất ngũ 2023 như thế nào? Tôi có đứa em họ nhập ngũ từ năm 2021, không rõ có thể xuất ngũ trong năm 2022 hay 2023 không? Nếu như tôi nhập ngũ năm 2023 thì thời gian tôi đi nghĩa vụ quân sự sẽ là bao lâu? (Kim Khánh - Đồng Tháp)
Chế độ chăm sóc sức khỏe dành cho quân nhân chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 như sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong quân đội được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2016 cho đến nay) thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể kéo dài thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng không quá 6 tháng nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Như vậy, từ năm 2016 cho đến nay thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ từ 24 -30 tháng tùy vào tình hình thực tế.
Năm 2023, vẫn áp dụng theo quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do đó thời gian nhập ngũ của anh cũng sẽ rơi vào khoảng từ 24 -30 tháng.
Theo Điều 22 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân:
Lưu ý: Trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Nếu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quyết định kéo dài thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự thì theo quy định, khi đủ 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, em họ anh sẽ được xuất ngũ. Đối với những người nhập ngũ vào năm 2021 thì thời hạn xuất ngũ sẽ vào tháng 2 và tháng 3 năm 2023.
Tuy nhiên, trên thực tế, Quân đội luôn tạo điều kiện để quân nhân có thể xuất ngũ sớm hơn 24 tháng. Hầu hết, các đơn vị sẽ cho quân nhân xuất ngũ vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, trước Tết Nguyên Đán để tạo điều kiện cho mọi người về ăn Tết cùng với gia đình. Do đó, tổng thời gian thực tế phục vụ tại ngũ của quân nhân sẽ rơi vào khoảng 22-23 tháng.
Cũng vì thế mà ngày thực xuất ngũ năm 2022 và 2023 là từ ngày 10 đến 20 tháng Giêng dương lịch hàng năm, tức trước Tết Nguyên Đán 10 đến 15 ngày đối với những người nhập ngũ từ năm 2020, 2021.
Đặc biệt năm 2023, Tết Nguyên Đán đến sớm hơn mọi năm từ 10 đến 20 ngày, Mùng 1 Tết rơi vào ngày 22 tháng 01 năm 2023 nên lịch xuất ngũ năm 2023 có thể sẽ được quyết định từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 01 năm 2023.
Đây có lẽ sẽ là một tin vui cho những người lính, cũng như người thân, gia đình, bạn bè đang mong ngóng ngày đoàn tụ.
Ngày xuất ngũ 2022. 2023 và chế độ xuất ngũ (Hình từ internet)
Theo Điều 7, 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định và có đủ điều kiện xuất ngũ theo Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng những quyền lợi sau:
Cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Nếu thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;.
- Trợ cấp tạo việc làm: Bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học ở các trường đó.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế (doanh nghiệp,…), khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật.
- Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi hoàn thành thời gian phục vụ tại ngũ và xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm, cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức. Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Xem thêm: Trốn nghĩa vụ quân sự - Đi tù như chơi
Khi đi làm, chắc hẳn ai cũng muốn có 1 công việc tốt, có thể phát triển sự nghiệp ổn định. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau mà phải nghỉ việc. Có người có thể tìm được 1 công việc mới ngay, nhưng cũng có những người chưa thể tìm được 1 công việc phù hợp, và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Thất nghiệp thì không ai mong muốn, nhưng khi rơi vào trường hợp đó, cái mà người lao động quan tâm, giúp cho người lao động có thể tiếp tục sinh hoạt và tìm việc mới đó là chế độ trợ cấp thất nghiệp(失業保険). Vậy chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Nhật cụ thể như thế nào? Những ai có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp? Nhận được bao nhiêu? Trong vòng bao lâu?… Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài này nhé.
Tham khảo: Tìm hiểu về giấy chứng nhận người được bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng được nhận trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp 失業給付金 しつぎょうきゅうふきん là số tiền trợ cấp dành cho người lao động đã nghỉ việc và đang trong trạng thái thất nghiệp. Đây là 1 phần tiền trợ cấp cơ bản (基本手当 きほんてあて)trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険 こようほけん)mà Hellowork hay gọi bằng 1 cách khác là 失業保険 しつぎょうほけん.
Vậy những ai có thể nhận được tiền trợ cấp này?
Đối tượng có thể nhận trợ cấp thất nghiệp là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険 hay còn gọi là 失業保険 theo Hellowork), đã được 1 năm tính đến thời điểm nghỉ việc, trong 1 năm đó có ít nhất 6 tháng có số ngày làm việc từ 14 ngày trở lên.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc ngắn hạn (từ 20~30 tiếng/tuần) thì thời gian cần thiết từ lúc tham gia bảo hiểm đến khi nghỉ việc là 2 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tròn làm việc từ 11 ngày trở lên.
Để nhận được trợ cấp, người lao động cần phải định kỳ đến Hellowork và làm 2 việc sau:
Chỉ có lần đầu tiên đến làm thủ tục và tham gia 1 buổi setsumeikai tại Hellowork mất khoảng 1 tiếng rưỡi, những lần sau sẽ chỉ mất 1 ít thời gian.
Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khá nhiều, bao gồm các giấy tờ sau:
Thời gian, số tiền trợ cấp có thể nhận
Thời gian nhận trợ cấp và số tiền nhận trợ cấp được chia làm 2 trường hợp dựa vào lý do nghỉ việc từ phía công ty hay người lao động.
Định nghĩa về nghỉ việc do phía công ty 会社都合退職 và nghỉ việc do phía người lao động 自己都合退職:
Nghỉ việc do phía công ty 会社都合退職 là các trường hợp công ty bị phá sản, bị cho nghỉ việc do cơ cấu lại công ty, về hưu hoặc nghỉ việc do tình hình của công ty (thay đổi phương châm kinh doanh chẳng hạn…), nói chung là những trường hợp bị buộc nghỉ việc do ý chí của người thuê lao động chứ không phải từ ý chí của bản thân người lao động.
Ngược lại, nghỉ việc do phía người lao động 自己都合退職 là những trường hợp nghỉ việc do ý chí của người lao động, như chuyển việc, kết hôn, bị bệnh… Ngoài ra, những trường hợp vi phạm quy định công ty bị cho nghỉ việc cũng được coi là 自己都合退職. Tuy nhiên, ranh giới giữa sa thải 1 với lý do hợp lý hay không hợp lý khá mong manh, sẽ có người lao động không cảm thấy thuyết phục với lý so sa thải. Do đó sẽ có trường hợp công ty coi là 自己都合退職 nhưng người lao động làm thủ tục với lý do 会社都合退職.
Việc xác định lý do nghỉ việc từ phía nào rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến thời gian chờ đến khi nhận trợ cấp, số tiền nhận trợ cấp có đầy đủ hay không và thời gian nhận trợ cấp.
Là số tiền trợ cấp cơ bản theo ngày 基本手当日額, được tính theo lương của người lao động trước khi nghỉ việc theo công thức:
Số tiền trợ cấp 1 ngày = (Tổng tiền lương của 6 tháng trước khi nghỉ việc) ÷ 180
※ Tổng tiền lương không bao gồm tiền thưởng.
Tuy nhiên, số tiền trợ cấp 1 ngày không vượt quá 1 mức nhất định được quy định như sau:
Thời gian nhận trợ cấp được tính dựa theo độ tuổi và thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp 雇用保険 tính đến thời điểm nghỉ việc của người lao động.
Trường hợp nghỉ việc do phía người lao động (自己都合退職)
Có 2 nhóm đối tượng: Đối tượng là người bình thường thì số ngày nhận trợ cấp được quy định chung dựa theo số năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đối tượng là người bị thương tật, gặp khó khăn trong xin việc 就職困難者, số ngày nhận trợ cấp được chia các mốc dựa theo độ tuổi và số năm tham gia bảo hiểm, cụ thể như sau:
Đối tượng là người bị thương tật, gặp khó khăn trong xin việc
Trường hợp nghỉ việc do phía công ty (会社都合退職)
Đối tượng được chia làm 2 nhóm, thời gian phụ thuộc vào độ tuổi và số năm tham gia bảo hiểm, cụ thể như bảng dưới đây:
Đối tượng là người bị thương tật, gặp khó khăn trong xin việc
Về nguyên tắc, thời gian có thể nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ khoảng 1 năm tính từ ngày nghỉ việc. Tuy nhiên có thể gia hạn thêm thời gian nhận trợ cấp nếu thuộc 1 trong các đối tượng sau:
・Phụ nữ đang trong thời gian có bầu, sinh đẻ hoặc nuôi con nhỏ ・Người nhận trợ cấp thất nghiệp đang bị thương, bị bệnh. ・Người nhận trợ cấp thất nghiệp đang phải chăm sóc người thân trong gia đình ・Ra nước ngoài (theo hình thức tình nguyện hoặc theo vợ/chồng ra nước ngoài làm việc) Để gia hạn thời gian thì cần làm thủ tục, bạn nên đến Hellowork để trao đổi cụ thể hơn.
Thời gian làm thủ tục đến khi nhận được trợ cấp
Thời gian làm thủ tục cho đến khi nhận được trợ cấp cũng được chia theo 2 trường hợp.
Trường hợp nghỉ việc do phía công ty (do phá sản, thanh lý hợp đồng, về hưu..), sau khi làm thủ tục trên Hellowork, sau 7 ngày sẽ bắt đầu được nhận trợ cấp. Tuy nhiên thực tế thì sẽ mất khoảng 1 tháng để tiền đến được tay người nhận trợ cấp do việc chuyển khoản sau.
Trường hợp nghỉ việc do phía người lao động (tự nghỉ hoặc bị đuổi việc, sa thải), sau khi làm thủ tục trên Hellowork, sau 3 tháng + 7 ngày sẽ bắt đầu được nhận trợ cấp. Cũng do việc delay do chuyển khoản sau nên thực tế sẽ mất khoảng 4 tháng để tiền trợ cấp đến tay người nhận.
Trong ngày làm thủ tục đầu tiên tại Hellowork thì lịch nhận trợ cấp sẽ được xác định. Cứ cố định mỗi 4 tuần (28 ngày) thì người lao động phải đến Hellowork nhận tiền trợ cấp 1 lần (được goi là 認定日). Trừ trường hợp bất khả kháng thì ngày nhận trợ cấp sẽ không thay đổi được. Nếu người lao động không đến nhận tiền vì lý do không hợp lý (được Hellowork chấp nhận), số tiền trợ cấp không mất đi, nhưng thời gian được nhận sẽ bị kéo dài ra khá lâu. Do đó người lao động cần tuân thủ đúng lịch trình ngày nhận trợ cấp mà Hellowork đã quy định.
Ngoài ra, trong thời gian nhận trợ cấp, người lao động cần phải báo cáo về tình hình xin việc đến Hellowork mỗi lần đến nhận trợ cấp. Và phải thực hiện hoạt động xin việc ít nhất 2 lần trong mỗi 4 tuần nhận trợ cấp đó.
Đương nhiên, trước khi nhận hết số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động tìm được 1 công việc mới thì sẽ ngừng nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên người lao động vẫn có thể được nhận 1 khoản trợ cấp khác được gọi là trợ cấp tái xin việc 再就職手当, tương đương với 30% tổng số tiền trợ cấp còn lại.
Để nhận được khoản trợ cấp này thì người lao động phải đáp ứng 1 số điều kiện nhất định, ví dụ như số ngày còn lại phải từ 1/3 tổng số ngày nhận trợ cấp trở lên, và từ 45 ngày trở lên, và 1 số điều kiện khác. Tuy hơi phức tạp 1 chút, nhưng nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể nhận về 1 số tiền không nhỏ. Do đó, ngay cả khi đã xin được công việc mới, hãy liên lạc với Hellowork để xác nhận xem có đáp ứng đủ điều kiện không để tránh bị thiệt nhé.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Quân nhân chuyên nghiệp là gì? 05 chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau: