Cây Chùm Ruột Tiếng Anh

Cây Chùm Ruột Tiếng Anh

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng ruột đỏ

Để cây có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh ra quả, việc bón phân rất quan trọng. Nên sử dụng kết hợp cả phân hữu cơ và phân hóa học.

Cách trồng sầu riêng ruột đỏ cho nhà nông

Cây sầu riêng ruột đỏ tuy chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng không khó trồng nếu bạn biết các kỹ thuật cơ bản. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ một cách hiệu quả.

Giải pháp phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng ruột đỏ

Giải pháp phun thuốc trừ sâu sử dụng máy bay không người lái hiện nay được thay thế cho phương pháp phun xịt thủ công truyền thống. Máy bay xịt thuốc sâu là thiết bị bay không người lái được điều khiển từ xa thông qua thiết bị di động (smartphone, ipad) hoặc bộ điều khiển.

Máy bay phun thuốc trừ sâu được trang bị nhiều tính năng thông minh, hệ thống phun hiện đại, thiết kế gọn nhẹ để dễ vận chuyển, có các chức năng phun thuốc, rải hạt giống, bón phân, định vị GPS RTK chính xác.

Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng giúp tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc, tiết kiệm chi phí nhân công, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao.

Các dòng máy bay xịt thuốc trừ sâu nổi tiếng như: máy bay xịt thuốc DJI Agras T50, DJI Agras T25, T20P, DJI Agras T40

AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

Chị Linh (Giảng Võ, Hà Nội) cho hay, một lần đi du lịch ở bang Sabah của Maylaysia, được nếm thử giống sầu đỏ đặc sản khiến chị ấn tượng mãi. “Khác với loại sầu riêng vàng, phần cơm của sầu đỏ cứng hơn và dai hơn. Khi ăn ngoài vị béo bùi quen thuộc của sầu còn cảm nhận có vị chua thanh như rượu vang lên men rất đặc biệt”, chị Linh nói.

Chính vì thích vị sầu riêng đỏ nên khi thấy các shop chào bán cây giống chị lên mạng tìm hiểu và đặt mua ngay. Tuy nhiên, theo chị Linh do loại cây này chỉ thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới, nóng không thích hợp với khí hậu miền Bắc nên dù rất thích chị cũng đành phải hủy đơn.

Liên hệ với một đầu mối tên Hương - bán cây giống sầu riêng đỏ ở Thanh Trì (Hà Nội), người này cho biết sầu riêng cùi đỏ còn có tên là Sukang hay Tabelak, ngoài ra nó cũng được gọi là loại sầu riêng rừng bởi sinh trưởng hoang dã trong những khu rừng ở Sabah, Malaysia.

So với loại sầu truyền thống, loại quả này có trọng lượng nhỏ, chỉ dao động từ 1.5-2.5kg/ quả, khi chín chúng nứt sớm để lộ những múi đỏ rực như gấc ở bên trong ruột. Vào mùa, sầu riêng đỏ được bày bán khá nhiều tại các khu chợ trung tâm của Malaysia với giá khoảng 150 nghìn đồng/kg tiền Việt.

So với sầu riêng vàng, vị của sầu riêng đỏ không thơm và ngậy bằng, bù lại chúng có vị chua thanh khá đặc biệt. Do có màu sắc lạ mắt nên loại sầu này được khá nhiều người tìm mua, đặc biệt là các vị khách du lịch. Ở Việt Nam, không bỏ qua sức hút của loại quả độc đáo này, hiện nhiều cửa hàng cây giống cũng nhập cây về bán cho người tiêu dùng.

Chủ trang trại cây giống này cho biết, do là loại cây hiếm, ở Việt Nam chưa có nên giá thành khá cao. Có thời điểm khan hàng, giá được đẩy lên tới gần 1 triệu đồng/kg nhưng vẫn không có hàng để bán. “Tháng vừa rồi tôi bán được gần 300 cây, chủ yếu là bán cho các hộ gia đình, trang trại về trồng thử nghiệm. Hiện khách vẫn hỏi nhưng chưa có hàng để cung cấp”, chị Hương nói.

Chủ cơ sở này cũng cho biết, giống sầu riêng đỏ được nhập trực tiếp ở nước ngoài nên mức giá khá cao. Trong đó, hầu hết khách mua đều ở khu vực Đắk Nông, Đắc Lắc – những vùng có khí hậu thuận lợi cho loại cây này sinh trưởng và phát triển.

Trong khi đó, anh Kiên chủ một shop bán cây giống online cũng cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, giống sầu ruột đỏ bỗng nhiên gây “sốt” được nhiều người ưa chuộng, đặt mua về trồng thử nghiệm. “Có thời điểm khan hàng, hàng về đến đâu hết đến đó, không đủ cung cấp ra thị trường. Hiện tại nếu các trang trại, nhà vườn muốn đặt mua số lượng cây giống lớn cũng phải đặt trước từ 2-3 tuần”, anh Kiên nói.

Bên cạnh đó, nhiều chủ shop bán cây giống cho biết dù nhiều khách hỏi mua nhưng họ không dám nhập nhiều bởi ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về tính hiệu quả của loại cây này. Thời gian trồng sầu ruột đỏ phải từ 3-8 năm mới cho ra trái ổn định, loại quả này cũng khá kén đất nên nếu không nắm vững kỹ thuật canh tác dễ gặp rủi ro.

“Giống cây này hiện khá mới mẻ, nhiều người đặt mua trồng thử bởi họ thấy lạ, quả cho ra đẹp mắt. Nếu trồng vui, thử nghiệm 1 vài cây thì được còn nếu muốn mở rộng, trồng đại trà với số lượng lớn thì không nên và phải cân nhắc kỹ, tránh việc “tiền mất, tật mang” vừa bị thổi giá lên cao, lại không mang lại hiệu quả như ý muốn”, chủ một shop cây giống ở Hà Nội cảnh báo.

Chuẩn bị hố trồng sầu riêng ruột đỏ

Hố trồng nên có kích thước tối thiểu là 60cm x 60cm x 60cm. Trước khi đào hố, làm sạch cỏ dại và chuẩn bị đất. Sau khi đào hố, bà con cần bón lót bằng phân chuồng hoai mục, vôi bột và phân lân. Trộn đều các loại phân này với đất rồi lấp vào hố và ủ trong vòng 1 tháng. Sau đó, mới tiến hành trồng cây giống.

Chọn giống cây sầu riêng ruột đỏ

Giống cây sầu riêng ruột đỏ hiện nay chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp vô tính.

Khi chọn cây giống, hãy chọn những cây có đường kính thân khoảng 3cm và chiều cao từ 50cm trở lên. Đây là các tiêu chuẩn để đảm bảo cây giống khỏe mạnh và phát triển tốt.

Quan trọng là bà con phải mua giống từ các nhà cung cấp uy tín, nơi đã có những cây đã cho quả để kiểm chứng chất lượng.

Thời điểm trồng sầu riêng ruột đỏ

Thời điểm tốt nhất để trồng sầu riêng ruột đỏ ở Việt Nam là từ tháng 5 đến tháng 8, khi mùa mưa đến. Điều này giúp cây có đủ nước mà không cần tưới nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Đất trồng phù hợp cho cây sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng ruột đỏ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất pha cát, đất đỏ bazan, đất thịt… Tuy nhiên, đất phải tơi xốp và thoát nước tốt. Các vùng trồng sầu riêng lý tưởng có độ pH của đất nên duy trì từ 5 đến 7 để cây phát triển tốt nhất.

Một số sâu bệnh thường gặp trên cây sầu riêng ruột đỏ

Bà con cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng ruột đỏ. Một số loại sâu bệnh hại thường gặp gồm có:

Đặc điểm của cây sầu riêng ruột đỏ

Bề ngoài của trái sầu riêng ruột đỏ không khác gì trái sầu riêng thông thường. Cây sầu riêng ruột đỏ cao khoảng 5 – 6m, lá có hình thuôn dài và nhọn, mặt trên lá có màu xanh đậm bóng, bên dưới lá có màu vàng đồng khác đặc biệt.

Điểm đặc biệt nằm ở bên trong quả, trong khi sầu riêng thông thường khi bổ phần vỏ ngoài ra sẽ lộ ra lớp cơm vàng óng nhưng loại sầu riêng ruột đỏ lại có phần cơm đỏ rực như màu gấc. Hạt của sầu riêng ruột đỏ gần giống hạt mít còn phần cơm hơi khô và khi ăn sẽ có vị ngọt ngọt chua dịu khác lạ miệng.

Sâu đục thân đục cành trên sầu riêng:

Sâu đục thân đục cành trên cây sầu riêng cũng là một trong những đối tượng hại sầu riêng ruột đỏ mà bà con cần chú ý. Loại sâu này thường đẻ trứng trên các vết nứt của vỏ cây, sau khi nở trứng chúng bắt đầu dùng miệng đục vào thân khiến cành cây sầu riêng bị tổn thương, chảy mủ, lâu dần làm cho cây bị khô héo đổ gãy gây hại đến quá trình sinh trưởng của cây.

Bà con cần theo dõi quan sát thân cây, nếu thấy những dấu hiệu trên thân cây như: xuất hiện những lỗ tròn nhỏ bị xì mủ, có bã màu nâu thì chắc chắn lúc này đã bị các ấu trùng tấn công.

Khi phát hiện sâu bệnh, bà con cần nhanh chóng bằng cách phun thuốc trừ sâu, hoặc tẩm vào tăm bông nhét vào lỗ sâu đục hoặc tẩm thuốc vào vải thun quấn quanh thân cây nơi bị sâu đục. Phun thuốc định kỳ hàng tháng để tiêu diệt trứng và sâu bọ.